Có kiến thức về tài chính giúp bạn đạt được sự tự chủ và giảm bớt căng thẳng cũng như lo lắng trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: “Có nên tham gia các khóa học tài chính cá nhân không?”. Hãy cùng Money with Mina phân tích những lợi ích của khóa học này và xác định khi nào cần và không cần phải tham gia.
Nội dung bài viết
- Khi nào nên đăng ký các khóa học tài chính cá nhân
- Lời khuyên cho những bạn nữ đang cân nhắc tham gia khóa học tài chính cá nhân
- Tổng kết
Khi nào nên đăng ký các khóa học tài chính cá nhân
Khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp
Các bạn nữ mới tốt nghiệp ra trường và đang loay hoay không biết nên chi tiêu thế nào cho vừa tiết kiệm, lại vừa hiệu quả. Bạn không biết nên tiết kiệm bao nhiêu tiền hay nên đầu tư để tăng thu nhập.
Thông thường, các trường đại học lại không hướng dẫn bạn cách:
- Xác định con số Độc lập tài chính – Financial independence (FI)
- Lên mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể
- Đa dạng và tối ưu hoá thu nhập
- Lập ngân sách và phân bổ nguồn thu
- Thiết kế danh mục đầu tư
- Bảo vệ tài sản và sức khỏe
Trong khi đó, các khóa học tài chính cá nhân cung cấp cho bạn công cụ và kiến thức cần thiết để quản lý thu nhập, từ cách lập ngân sách đến tiết kiệm và đầu tư thông minh. Ngoài ra, các khóa học này chú trọng vào thực hành, giúp bạn vận dụng lý thuyết vào thực tế và tạo thói quen tài chính lâu dài.
Tham khảo phương pháp tăng thu nhập của chị Mina Chung, sáng lập nền tảng Money with Mina.
Nguồn: Internet
Khi bạn có mục tiêu tài chính hoặc kế hoạch đầu tư lớn
Nếu bạn đang có kế hoạch:
- Thanh toán các khoản nợ
- Xây dựng quỹ dự phòng
- Mua nhà, mua ô tô
- Đạt con số FI 5 tỷ đồng
- Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm (FIRE) ở tuổi 45
Và bạn không biết phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó.
Hay bạn có dự định đầu tư vào tài sản nào đó, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu hoặc đầu tư gì với số vốn nhỏ. Những khóa học tài chính cá nhân sẽ dạy bạn các nguyên tắc tài chính cơ bản và nâng cao, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh và tránh rủi ro không đáng có.
Theo chị Mina Chung, sáng lập của nền tảng Money with Mina, một trong những rủi ro lớn nhất khi đầu tư là thiếu kiến thức. Những khóa học tài chính cá nhân sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức còn thiếu, thay vì để bạn chạy theo ý kiến đám đông và đầu tư vào những sản phẩm bạn không hiểu rõ.
Tìm hiểu về Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm (FIRE).
Khi bạn cần một hướng tiếp cận tài chính khác
Bạn có mục tiêu tài chính, nhưng lại không thể đạt được nó, bởi:
- Bạn không có thời gian
- Bạn bận rộn với công việc hàng ngày
- Bạn có thói quen trì hoãn
- Bạn thiếu sự tự tin
Hoặc, bạn nhận ra bạn cần phải thay đổi, khi:
- Bạn làm việc chăm chỉ nhưng thu nhập vẫn chưa ổn?
- Bạn có một mức lương khá tốt nhưng vẫn gặp khó khăn về mặt tài chính
- Bạn liên tục có những khoản nợ mới và băn khoăn không biết bao giờ mới trả hết
- Bạn không có quỹ dự phòng tài chính/quỹ hưu trí
- Bạn liên tục bỏ lỡ những mục tiêu tài chính hoặc bạn hoàn toàn không có mục tiêu nào cả
Nếu bạn rơi vào những trường hợp nêu trên, nghĩa là bạn đang cần một khoá học tài chính cá nhân đấy!
Và một trong những lợi ích khi tham gia các khóa học tài chính là bạn có sự động viên không chỉ từ giảng viên mà còn từ những người học khác. Môi trường học này giúp tạo và duy trì động lực cho người tham gia.
Nguồn: Internet
Lời khuyên cho những bạn nữ đang cân nhắc tham gia khóa học tài chính cá nhân
Bạn học để làm gì
Trước khi đăng ký bất kỳ khóa học nào, hãy xác định mục tiêu cá nhân và những gì bạn mong muốn đạt được từ khóa học. Ví dụ như:
- Bạn muốn học cách phân chia thu nhập hợp lý.
- Bạn muốn biết những cách giúp tiết kiệm chi tiêu.
- Bạn muốn tăng thu nhập và học cách kiếm tiền thụ động.
Điều này sẽ giúp bạn chọn được khóa học cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với mình.
Đọc thêm về thu nhập thụ động là gì và các cách kiếm tiền thụ động.
Người sẽ dạy bạn là ai
Một giảng viên giỏi và một chương trình học được thiết kế tốt hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho bạn. Những chương trình học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp bạn áp dụng những kiến thức tài chính một cách hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, khóa học “Thử thách 100 ngày tự chủ tài chính” của Money with Mina ứng dụng gamification (trò chơi hoá) giúp tăng tính tương tác và khả năng ghi nhớ. Ngay từ những buổi đầu của khóa học, người tham gia được hướng dẫn để tự đo lường sức khỏe tài chính cá nhân và tính con số FI bằng quy tắc 25x. Sau đó, bạn được thực hành truy vết chi tiêu trong 90 ngày, để nhận diện những thói quen tài chính “xấu”.
Nguồn: Internet
Chi phí khoá học có đi kèm với chất lượng không
Cân nhắc chi phí của khóa học và đánh giá xem khoản đầu tư đó có xứng đáng với giá trị mà nó mang lại hay không. Đôi khi, những khóa học miễn phí cũng có thể cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích.
Có những đánh giá như thế nào về khoá học
Đọc các đánh giá của những người đã tham gia khóa học để hiểu rõ hơn về chất lượng và hiệu quả thực sự của nó. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khóa học trước khi quyết định đăng ký.
Tổng kết
Để trả lời cho câu hỏi: “Có nên tham gia các khóa học tài chính cá nhân không?”, trước hết các bạn cần xác định khả năng, nhu cầu và mục tiêu tài chính của mình. Những kiến thức này sẽ là bước đệm vững chắc, giúp bạn đạt được độc lập và tự do tài chính. Đầu tư vào kiến thức tài chính cũng chính là đầu tư để phát triển bản thân mình. Để biết thêm thông tin và tham gia vào khóa học “Thử thách 100 ngày tự chủ kế hoạch tài chính“, hãy truy cập trang web của Money with Mina ngay hôm nay.