Trong bản hướng dẫn này, chúng ta sẽ biết được cách các doanh nghiệp có thể triển khai Tài chính Toàn diện dưới khuôn khổ ESG và CSR ra sao. Các công ty hoạt động trong ngành tài chính hoặc các lĩnh vực khác đều có thể xây dựng các hoạt động các Tài chính Toàn diện phù hợp để tuân thủ các yêu cầu từ nhà đầu tư, hội đồng quản trị và từ chính phủ.
- Hiểu rõ Tài chính Toàn diện (Financial Inclusion)
Tài chính toàn diện cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính với mức chi phí hợp lý như tài khoản tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và đầu tư. Theo khảo sát Findex của Ngân hàng Toàn cầu năm 2021, chỉ có 71% người trưởng thành ở các nền kinh tế đang phát triển có tài khoản ngân hàng, so với con số 96% ở các nước phát triển.
Một số ví dụ rõ nét về những rào cản trong việc tiếp cận Tài chính toàn diện:
- Người dân ở nông thôn vẫn chưa tiếp cận trong việc mở tài khoản ngân hàng
- Tình trạng sức khỏe kém gặp khó khăn trong việc mua bảo hiểm sức khỏe
- Nhóm người có mức thu nhập thấp không phải khách hàng tiềm năng cho các công ty đầu tư
- Doanh nghiệp nhỏ gặp trở ngại khi tiếp cận các khoản vay
- Về hiểu biết Tài chính (Financial Literacy)
Khi mọi người có được sự hiểu biết về kiến thức tài chính, nhiều người sẽ sử dụng và giao dịch tài khoản ngân hàng hiệu quả hơn. Hiểu biết tài chính giúp cá nhân quản lý và kế hoạch tiền của mình một cách hiệu quả, bao gồm việc ra quyết định lớn về tài chính sử dụng đúng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Các chương trình/workshop giáo dục tài chính giúp trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính rất cần thiết để trao quyền cho tất cả mọi người. Theo nhiều nghiên cứu, việc thiếu kiến thức tài chính khiến một số người phải chịu phí cao, khả năng tiết kiệm kém hơn, dễ mắc nợ lớn và trở thành con mồi của lừa đảo tài chính hơn.
- Tích hợp Tài chính Toàn diện trong khuôn khổ ESG và CSR
Các doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động Tài chính Toàn diện với các chiến lược ESG và CSR để thúc đẩy phát triển bền vững. Tài chính toàn diện không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà giúp các doanh nghiệp gắn bó thêm với mối quan hệ với khách hàng và cộng đồng. Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có thể đem thông điệp Tài chính Toàn diện vào sản phẩm tài chính của mình, hoặc xây dựng các chương trình giáo dục tài chính và sự kiệncộng đồng.
Chúng tôi đã có một bản minh họa để giải thích về Tài chính toàn diện được tích hợp trong khuôn khổ ESG & CSR https://docs.google.com/document/d/1DsC_x9XDgnEbt2mKmTcCjPMyj7m7YjEGx6PaX0IioSQ/edit
- Các hoạt động dành cho các doanh nghiệp
i. Các tổ chức tài chính có thể khởi xướng các dự án như:
- Giáo dục khách hàng về lập kế hoạch tài chính, sử dụng sản phẩm tài chính đang có hiệu quả.
- Sản xuất nội dung tài chính, đẩy mạnh tiếp thị truyền thông và thương hiệu bền vững.
- Nâng cao sức khỏe tài chính và mức độ hài lòng cho nhân viên qua D&I và các sinh hoạt gắn kết nhân viên
- Triển khai các dự án Train the Trainers – định hướng nghề nghiệp và kỹ năng sống về tài chính.
ii. Các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính có thể tham gia Tài chính toàn diện qua các chương trình/workshop đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cho nhân viên, tài trợ các hoạt động xã hội, chương trình tình nguyện của nhân viên, trở thành đối tác đồng hành cùng các NPO/NGO tích cực trong mảng Tài chính toàn diện.
- Phát triển quan hệ gắn kết với khách hàng và nhân viên:
Với khách hàng: Mở ra các chương trình hướng dẫn về kỹ năng quản lý và lập kế hoạch tài chính, giúp họ có nền tảng thông tin kiến thức sử dụng các sản phẩm tài chính mà họ đang có. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ khách hàng thân thiết hơn khi tổ chức quan tâm đến sức khỏe tài chính của khách hàng. Các hoạt động này không chỉ đem lại sự tác động lên xã hội, mà nó có thể tạo ra lợi nhuận tích cực cho tổ chức.
Với nhân viên: gắn kết hơn với nhân viên khi tổ chức các chương trình về chủ đề về quản lý tài chính, quan tâm đến tài chính thu nhập của nhân viên, qua các hoạt động Lunch & Learn, hay D&I.
Với cộng đồng: hướng dẫn cộng đồng hoặc nhóm sinh viên về đề tài quản lý tiền căn bản, định hướng nghề nghiệp qua các chương trình “Train the Trainers” do nhân viên hướng dẫn trước khi triển khai các trường đại học.
- Ví dụ điển hình về việc triển khai Tài chính toàn diện
Money with Mina đã đồng hành và cung cấp dịch vụ với MO Money – một công ty fintech với sứ mệnh đem đến tài chính toàn diện và an tâm tài chính cho cộng đồng. Tầm nhìn của dự án chính là “Thúc đẩy tài chính toàn diện và an tâm tài chính cho tất cả mọi người.” Họ đã trang bị kiến thức tài chính và trao quyền cho nhân viên và khách hàng của mình, thực hiện những điều đã cam kết ngay trong chính tổ chức cũng như thông điệp lồng vào các sản phẩm, dịch vụ và trên mặt trận truyền thông.
Có 4 chiến lược tiếp cận bao gồm:
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính toàn diện trong đội ngũ nhân viên nội bộ.
- Tích hợp tài chính toàn diện vào các chức năng và thông điệp truyền thông chính.
- Các phòng ban cốt lõi của MO Money hiểu và thống nhất với mục đích thúc đẩy tài chính toàn diện.
- Luôn tích cực thể hiện những nỗ lực về tài chính toàn diện trong cách truyền thông và trên các phương tiện thuyết trình.
Thông qua những việc làm này, MO Money đã chứng minh họ chính là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực Tài chính toàn diện, thúc đẩy các hoạt động xã hội và tạo nên một tiêu chuẩn mới xuất sắc cho ngành tài chính.
- Tổng kết
Bạn đã sẵn sàng tạo nên những thay đổi tích cực và thúc đẩy tài chính toàn diện trong tổ chức của mình hay chưa? Hãy hợp tác cùng Money with Mina để trao quyền cho nhân viên, triển khai các hoạt động tài chính toàn diện và nâng tầm thương hiệu tổ chức nhờ vào tác động xã hội. Cùng nhau, chúng ta có thể hợp tác phát triển bền vững và mở đường cho một tương lai an tâm tài chính cho tất cả mọi người. Liên hệ Money with Mina sớm nhất để bắt đầu hành trình hướng tới tài chính toàn diện cho mọi người